Giảm thiểu gánh nặng cho đội lập trình

icon-2

The WHY

Tại sao cần khám phá sản phẩm?

Mô hình quản lý rủi ro toàn diện nhất trước khi bắt tay vào xây dựng sản phẩm

Rủi ro về giá trị

Liệu khách hàng có mua hoặc lựa chọn sử dụng sản phẩm này hay không?

Rủi ro về tính khả dụng

Người dùng có thể tìm ra cách sử dụng sản phẩm không?

Rủi ro về tính khả thi

Chúng ta có thể làm ra nó không?

Rủi ro về khả năng tồn tại

Giải pháp này có hiệu quả với doanh nghiệp/ tổ chức của chúng ta không?

Giáo dục khởi nghiệp không cần viết mã

icon-1

The HOW

Thế nào là cách tiếp cận đúng?

Một số nguyên tắc khám phá sản phẩm có thể bạn chưa biết

1. Người chủ sản phẩm không thể trông chờ khách hàng, nhà đầu tư hoặc bất cứ ai khác nói cho chúng ta biết chính xác phải làm gì. Như Steve Jobs đã nói “Mọi người đều không biết mình thực sự muốn gì cho đến khi nhìn thấy nó.”

2. Điều quan trọng nhất là thiết lập được giá trị hấp dẫn. Tất cả những thứ khác, nếu có quan trọng, thì chỉ là hạng 2.

3. Việc tạo ra trải nghiệm người dùng đủ tốt trong thực tế là rất khó. Không phải mọi đội ngũ đều làm ra những thứ “tạm được” có nghĩa là họ cũng có khả năng làm ra một thứ “trên mức tạm được.”

4. Tính năng, thiết kế và nền tảng kỹ thuật vốn không thể tách rời. Trên thực tế, 3 khía cạnh này thúc đẩy lẫn nhau, ví dụ như bạn không thể tìm được một sản phẩm có thiết kế đủ tốt mà lại không thỏa mãn những yếu tố căn bản về công năng cũng như phản ánh đúng đặc trưng của công nghệ mà nó đang dùng.

5. Chúng ta phải giáo dục bản thân để làm quen với việc ý tưởng có thể sẽ không thành công và để thành công thì cần nhiều vòng lặp thực thi. Đơn giản vì đó là thực tế.

6. Ý tưởng phải được xác thực trên người dùng thực và người trả tiền thực. Mọi phép thử trên các đối tượng khác đều chỉ mang yếu tố tham khảo, bổ sung.

7. Một trong những mục tiêu của quy trình khám phá là tốc độ nhanh nhất và chi phí rẻ nhất có thể. Nếu bạn thực thi một giai đoạn khám phá như cách vận hành một doanh nghiệp lâu đời, bạn cần phải dừng lại.

8. Cần phải xác nhận tính khả thi và khả năng kinh doanh được của ý tưởng TRONG quá trình khám phá chứ KHÔNG PHẢI SAU ĐÓ.

9. Cùng nhau học hỏi. Bạn sẽ không thể đi hết một quá trình khám phá hiệu quả (vốn cần cam kết rất cao với các giá trị) nếu hành xử như một người làm thuê hoặc một ông chủ. Bạn cần trở thành một người truyền giáo: nói với đội ngũ về giấc mơ của bạn, và đội ngũ sẽ biến giấc mơ đó thành thực tế mà thế giới được chứng kiến.

icon-1

The WHAT

Các kỹ thuật

Không có phương pháp hay kỹ thuật nào là tuyệt đối đúng cho một quá trình khám phá sản phẩm. Rất nhiều khi, việc phối hợp các phương pháp với nhau và gạt bỏ một vài phương pháp không phù hợp là cần thiết.

1. Đóng khung (framing)
Bóc tách cả vấn đề và giải pháp; sau đó tập trung vào điểm cốt lõi và gạt bỏ nhanh chóng những rủi ro. Nếu bạn đã từng nghe tới những thuật ngữ như “bức thư từ khách hàng” hoặc “business/lean canvas” thì bạn đã có một phần trải nghiệm với kỹ thuật này rồi đấy!

2. Lập kế hoạch (planning)
Biết được cần làm gì vào lúc nào để đạt được mục tiêu của toàn bộ quá trình khám phá. Kỹ thuật này bao gồm nhưng không dừng lại ở việc vẽ user journey hoặc story map.

3. Lên ý tưởng (ideation)
Một số ý tưởng đương nhiên sẽ tốt hơn những ý tưởng còn lại, cần phải có công cụ để phát hiện được chúng. Phỏng vấn khách hàng, thử nghiệm thủ công (không có yếu tố công nghệ), học hỏi từ lỗi lầm của khách hoặc hackathon đều là những công cụ mạnh mẽ của kỹ thuật lên ý tưởng.

4. Tạo bản thử nghiệm (prototyping)
Những bản thử nghiệm là công cụ kinh điển của việc khám phá, nhưng trong trường hợp nào nên tạo một bản thử nghiệm như thế nào thì không phải ai cũng biết, và chính sự không biết đó dẫn người ta đến việc xây dựng những bản thử nghiệm không hữu ích. Các bản thử nghiệm điển hình có thể tập trung vào tính khả thi, tính tương tác, dữ liệu thô hoặc sự kết hợp giữa chúng.

5. Điều tra (investigating)
Đưa sản phẩm (dù ở mức độ trưởng thành như thế nào) đến với một tập người dùng mục tiêu, điều phối việc kiểm thử và đúc rút kết luận. Kỹ thuật này bao gồm nhưng không dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi sau: Đội ngũ kỹ thuật có thiết lập được các mối quan tâm với giải pháp và cam kết với việc giải quyết dựa trên đánh giá thực tế về quy mô và hiệu suất không? (tính khả thi); Người thiết kế sản phẩm có trả lời được những tương tác mà họ tạo ra có ý nghĩa đến mức độ nào đối với người dùng không? (tính khả dụng); Sản phẩm thực sự có giá trị không, dù đó là một sản phẩm hoàn toàn mới hay là một bản nâng cấp, các bằng chứng định tính và định lượng là gì? (giá trị); Các rủi ro kinh doanh là gì? (khả năng tồn tại)

6. Chuyển đổi (conversion)
Dù ở quy mô khám phá nào, bạn cũng có thể tận dụng thống kê để đưa ra kết luận đúng. Để nhìn thấy các tỷ lệ chuyển đổi có ý nghĩa, cần phải thông thạo discovery sprint, tổ chức nhóm thí điểm tốt và huấn luyện thành công về quản lý sự thay đổi.

info-4